Bệnh gút ăn kiêng gì?
Thực phẩm chứa nhiều Purin chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn gút cấp. Để hạn chế và kiểm soát bệnh gút, người bệnh không nên ăn những thực phẩm giàu purin. Đồng thời nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây là những thực phẩm người bệnh nên kiêng ăn:
- Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như dê, trâu, bò, ngựa…
- Không ăn lục phủ ngũ tạng của động vật như lòng, gan, thận, lưỡi, óc…
- Kiêng ăn các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn, cút lộn…
- Không ăn các loại thực phẩm như măng, nấm, giá, bạc hà… vì chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Giảm bớt các thực phẩm giàu đạm thực vật như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh… hay các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ, đậu phụ, sữa đậu nành …
- Không ăn khuya để giảm tải cho gan, thận.
- Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose
- Không ăn các thực phẩm giàu chất béo như thức ăn chiên, mỡ, da động vật, mì tôm, thức ăn nhanh.
- Không uống các đồ uống có cồn và các đồ uống có gaz như: rượu, bia, các loại nước ngọt,…
Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng không nên ăn những loại thức ăn bột tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy và bánh ngọt. Tuy những loại thực phẩm này không nhiều purin hoặc fructose, nhưng chúng có thể làm tăng nồng độ axit uric.
Người bệnh gút nên ăn thực phẩm gì?
Ngoài việc chú ý đến những thực phẩm kiêng không được ăn thì người bệnh cũng cần biết bệnh gút nên ăn gì để cải thiện sức khỏe. Hầu hết mọi thực phẩm đều chứa purin hoặc fructose, tuy nhiên người bệnh gút có thể ăn thoải mái một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp như:
- Trái cây: Hầu hết những loại loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout, đặc biệt quả anh đào còn có tác dụng giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau do gút.
- Rau quả: Có thể ăn tất cả các loại rau, đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, đậu Hà Lan, nấm, cà tím và rau xanh
- Các loại hạt
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt và lúa mạch
- Các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Đồ uống: cà phê, trà và trà xanc, nước lọc
- Các loại thảo mộc và gia vị
- Dầu thực vật
Như vậy, để giảm thiểu tình trạng bệnh gút ngoài những thực phẩm nên và không nên ăn. Thì bạn cần cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh thức khuya để hoạt động chuyển hóa đạm, đường mỡ và cân bằng acid uric của gan và thận diễn ra tốt nhất. Kết hợp với luyện thập thể thao để làm giảm nguy cơ bệnh gút.