Nguồn thực phẩm giàu chất sắt
Thực phẩm chính là nguồn sắt dồi dào và đa dạng. Sắt có nhiều trong các loại thực phẩm sau:
- Thịt đỏ, tim, gan, thịt gia cầm
- Cá, nghêu, hàu
- Lòng đỏ trứng
- Các loại đậu, ngũ cốc
- Các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô và trái cây khô.
Thông thường, sắt có nguồn gốc từ động vật sẽ được hấp thu tốt hơn so với sắt có nguồn gốc từ thực vật. Trung bình, một người bình thường có thể hấp thụ được 10 – 15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thụ 5 – 10% sắt từ thực vật. Như vậy, muốn đủ sắt thì phải ăn một lượng sắt gấp 10 lần nhu cầu khuyến cáo (vì cơ thể chỉ hấp thu trung bình 10%), ăn dạng sắt dễ hoà tan trong cả động vật và thực vật, kèm theo phải ăn đủ chất đạm, không ăn quá nhiều thức ăn giàu sắt, photpho.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung thêm folate, acid folic, vitamin B-12… do các chất này cũng tham gia vào quá trình tạo máu.
Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau (thất thoát sắt qua quá trình chế biến thực phẩm, công việc bận rộn…) nên các mẹ bầu gặp khó khăn trong việc “nạp” đủ sắt từ thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của mình. Mặt khác, mẹ bầu có nhu cầu chất sắt khá cao (30mg mỗi ngày), trong khi đó chế độ ăn thường chỉ cung cấp khoảng 10mg.
Làm thế nào để sắt được hấp thu tối ưu?
Tăng cường ăn thực phẩm có nhiều chất sắt: các loại thịt đỏ, cá… Nên ăn với thực phẩm có chứa vitamin C như cà chua và cam. Vitamin C giúp cơ thể bạn hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Không dùng những thực phẩm sau cùng hoặc gần thời điểm với các thực phẩm giàu sắt hay khi bổ sung sắt từ thuốc như: cà phê, trà, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa… vì sẽ làm giảm hấp thụ chất sắt.
Không bổ sung canxi cùng hoặc gần thời điểm với bổ sung sắt. Cần cách xa nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để không cản trở hấp thu.
Do đó, phụ nữ mang thai ngoài việc cung cấp săt từ thực phẩm, cũng nên sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu để tăng cường lượng sắt hấp thụ. Tuy nhiên, mẹ bầu chú ý bổ sung nên bổ sung theo chỉ định của các bác sĩ. Tránh dư thừa sẽ làm nặng cho hệ tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới khả năng ăn uống cũng như sức khỏe của mẹ và thai nhi.